1. Xác định chân dung chi tiết của khách hàng mục tiêu
Khách hàng mục tiêu chính là yếu tố quan trọng đầu tiên cần phải xác định trong chiến lược quảng cáo thương hiệu. Đó chính là nhóm khách hàng có thể sẵn sàng chi trả cho sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu của bản thân. Phác họa “chân dung” của khách hàng mục tiêu càng chi tiết thì càng có lợi cho chiến lược quảng cáo thương hiệu. Để làm được điều đó, bạn cần xác định khách hàng mục tiêu của mình dựa vào các yếu tố:- Độ tuổi, giới tính: Ai sẽ là người mua hoặc sử dụng sản phẩm dịch vụ của bạn?
- Hành vi tiêu dùng: Họ có xu hướng mua, sử dụng sản phẩm, dịch vụ như thế nào?
- Tại sao khách hàng quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ bạn cung cấp?
- Khách hàng muốn gì ở sản phẩm, dịch vụ của bạn?
Quảng cáo thương hiệu NIKE
2. Xác định mục tiêu của chiến lược quảng cáo thương hiệu
Mục tiêu cho từng chiến dịch quảng cáo sẽ có sự khác nhau. Xác định mục tiêu chính xác cho chiến dịch quảng cáo thương hiệu, sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí, tập trung nguồn lực để đạt kết quả thành công nhất. Bạn mong muốn gì sau chiến dịch quảng cáo thương hiệu này – đó chính là mục tiêu bạn hướng đến.Có thể phân làm 2 nhóm mục tiêu quảng cáo như sau:Nhóm hướng đến số cầu:- Truyền đạt thông tin:
- Mục tiêu này nằm ở giai đoạn đầu của phát triển thương hiệu nhằm tạo sự nhận thức về thương hiệu
- Giảm thời gian tư vấn cho nhân viên bán hàng
- Thuyết phục: Là mục tiêu nằm trong giai đoạn cạnh tranh nhằm thuyết phục khách hàng chuyển đổi thương hiệu
- Đạt được sự yêu thích về thương hiệu
- Gia tăng mức dự trữ
- Xây dựng sự trung thành thương hiệu
- Nhắc nhở: Đây là mục tiêu quan trọng cho những thương hiệu có doanh số bán hàng giảm, khách hàng có dấu hiệu bị lãng quên. Khi đó quảng cáo thương hiệu sẽ giúp định vị lại thương hiệu trong tâm trí khách hàng.
- Ổn định mức bán
- Duy trì sự trung thành với nhãn hiệu
- Duy trì sự nhận biết và hình ảnh của thương hiệu
- Xây dựng và phát triển danh tiếng cho thương hiệu
- Quảng bá thương hiệu

Mục tiêu của quảng cáo thương hiệu
3. Xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu nhất quán
Có thể nói, xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu là yếu tố quyết định đến giá trị của thương hiệu. Khi có được bộ nhận diện thương hiệu nhất quán sẽ giúp tăng khả năng nhận biết thương hiệu với khách hàng. Từ đó, sản phẩm và dịch vụ sẽ được gia tăng khả năng cạnh tranh. Mối quan hệ giữa thương hiệu và khách hàng sẽ liên tục được củng cố và giúp làm tăng giá trị, vị thế của doanh nghiệp.Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu nhất quán và sáng tạo, đơn giản là điều kiện cần và đủ để có một chiến lược quảng cáo thương hiệu tốt.Bộ nhận diện thương hiệu gồm: logo, slogan, bao bì, nhãn mác, biển quảng cáo, băng rôn, tờ rơi, poster,… Các sản phẩm, dịch vụ có chuỗi nhà hàng, hệ thống văn phòng, ấn phẩm văn phòng, hệ thống phân phối, phương tiện vận tải,… cũng phải được xây dựng nhất quán từ màu sắc, thông điệp, font chữ,….Ví dụ: Coca cola có chai đựng hình dáng đặc biệt giống quả ca cao với màu sắc đều gợi nhớ đến hình ảnh nguyên liệu làm ra sản phẩm. Nike có slogan: “just do it” được sử dụng trên mọi sản phẩm từ giày, mũ, quần, áo,…
Bộ nhận diện thương hiệu của coca cola
4. Xác định đúng thời điểm quảng bá thương hiệu
Xác định thời điểm để quảng bá thương hiệu sẽ ảnh hưởng đến cơ hội thành công của chiến dịch. Bạn cần lựa chọn đúng thời điểm thuận lợi nhất để khởi động chiến dịch quảng cáo của mình, vừa giúp tiết kiệm thời gian, công sức, chi phí vừa mang lại kết quả nhanh chóng.Thời điểm được xác định để quảng cáo cần phù hợp với hình ảnh thương hiệu cũng như phù hợp với sản phẩm, dịch vụ cung cấp. Có thể kể đến chiến lược quảng cáo của thương hiệu Everon. Thương hiệu chuyên cung cấp chăn, đệm này luôn đẩy mạnh chiến dịch quảng cáo thương hiệu vào mùa Đông – khi mà người dùng thật sự có nhu cầu sử dụng sản phẩm.5. Lựa chọn chiến thuật quảng bá thương hiệu lâu dài
Bạn cần xem xét để tìm ra phương tiện quảng cáo hiệu quả và phù hợp. Hãy tính toán dựa vào các khách hàng tiềm năng sẽ tiếp cận với hình thức quảng cáo nào nhất.Ví dụ, để quảng cáo sản phẩm sữa cho trẻ em thì các thương hiệu sữa luôn tập trung vào quảng cáo trên truyền hình để hiện thực hóa chiến lược quảng cáo thương hiệu. Đây là phương tiện phổ biến với mẹ bỉm sữa và ông bà của bé, vừa truyền tải cảm xúc chân thật dựa trên tác động của âm thanh và màu sắc.Một số chiến thuật quảng cáo thương hiệu phổ biến là:- Quảng cáo out of home (OOH – quảng cáo biển tấm lớn, biển hộp đèn, ..): Hình thức quảng cáo ngoài trời có thể áp dụng cho hầu hết các thương hiệu.
- Quảng bá digital advertising (Quảng cáo bằng hình thức online trên các công cụ tìm kiếm, mạng xã hội như google, facebook, youtube…)
- Quảng bá bằng các tài trợ, chương trình truyền hình, từ thiện…

Biển quảng cáo thương hiệu Inax
6. Hiện thực hóa bước 5 bằng chương trình chiến lược chi tiết và cụ thể hóa các giải pháp
Khi đã xác định được chiến thuật quảng cáo, bạn cần phải hiện thực hóa nó bằng các chiến lược chi tiết.Nếu chiến lược của bạn lựa chọn là quảng cáo out of home – quảng cáo ngoài trời, bạn cần xác định rõ nên dùng loại quảng cáo nào? Tùy từng đặc điểm của sản phẩm và khách hàng mục tiêu mà vị trí quảng cáo có thể là ở trên đường cao tốc, sân bay hay các trung tâm thương mại,… Nếu thương hiệu có sản phẩm, dịch vụ sử dụng cho đa dạng khách hàng thì bạn có thể kết hợp tất cả các địa điểm đặt quảng cáo.Tiếp đến, bạn cần xác định số lượng đặt quảng cáo và thời gian quảng cáo xuất hiện. Bên cạnh quảng cáo OOH thì còn có quảng cáo nào khác kết nối không? Các giải pháp cụ thể để quảng cáo lâu dài sẽ giúp chiến lượng quảng cáo thương hiệu thành công nhất.
Chiến lược quảng cáo cho thương hiệu của bạn cần có một kế hoạch thực thi chi tiết
7. Lưu ý khi xây dựng chiến lược quảng cáo thương hiệu
Trong quá trình xây dựng chiến lược quảng cáo cho thương hiệu, bạn cần quan tâm tới rất nhiều chi tiết công việc triển khai. Tuy nhiên, hãy đặc biệt lưu ý những điều sau để tránh chiến dịch bị thất bại:- Tránh bẫy ngắn hạn
- Luôn linh hoạt trong quá trình triển khai chiến dịch